Thursday, November 26, 2009

Giáo hoàng : Các Đạo Kitô khác là Đạo giả

Giáo hoàng : Các Đạo Kitô khác là Đạo giả
Nicole Winfield
đăng ngày 13/07/2007


Lorenzago di Cadore, Ý Đại Lợi - Hôm nay, Giáo Hoàng Bênêđích 16 đã tái xác nhận tính cách thượng tôn hoàn vũ của đạo Công Giáo La-mã khi ông chuẩn y một tài liệu được chính thức công bố với nội dung xác nhận giáo hội Ki-tô Chính thống là khiếm khuyết và những giáo hội Ki-tô khác thì không thực sự là giáo hội.

Giáo hoàng Bênêđích đã chuẩn y một tài liệu của văn phòng của Cộng đồng Tín lý – mà ngày xưa ông đã làm Giám quản – xác định những giáo huấn về mối tương quan với những tín hữu Ki-tô khác. Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần lễ mà Giáo hoàng đã chỉnh lại những điều ông coi là những dẫn giải sai lầm của Công đồng 2 Vatican, đại hội của những năm 1962-1965 để duy tân giáo hội Ki-tô La-mã.

Thứ Bảy tuần trước (ngày 7 tháng 7 năm 2007), Giáo hoàng Bênêđích đã tái xét một khiá cạnh chính yếu của Công đồng 2 khi cho phép đọc kinh lễ bằng chữ La-tinh. Những người Công giáo cổ truyền thì hoan nghênh quyết định đó, nhưng những người cấp tiến thì coi đó như là một bước lùi khỏi Vatican 2.

Giáo hoàng Bênêđích đã tham dự Vatican 2 khi ông còn là một sinh viên thần học. Từ dạo đó, ông đã than phiền về những điều mà ông coi là những dẫn giải sai lầm của thành phần cấp tiến trong Công đồng. Ông nói đây không phải là một đoạn tuyệt với quá khứ nhưng là sự canh tân của những truyền thống của giáo hội.

Trong tài liệu mới được công bố - dưới dạng 5 câu hỏi và trả lời – Vatican cố gắng giải thích rõ ràng ý tưởng hoàn vũ của Vatican 2. Với lý do là một số dẫn giải thần học hiện đại đã “sai lầm hoặc mơ hồ” tạo nên lẫn lộn và nghi hoặc.

Tài liệu này trích lại những đoạn chính của một văn bản - tựa là “Dominus Iesus” - mà Giáo hoàng Bênêđích đã viết khi ông còn là Giáo quản của Cộng đồng Tín lý. Văn bản nầy đã gây một làn sóng chống đối từ phía giáo hội Tin Lành và các giáo hội Ki-tô khác vì văn bản này coi các giáo hội khác không phải là giáo hội thật mà chỉ là các hội thánh, do đó không có các ”phương tiện để cứu rỗi”.

Trong bản tài liệu mới và một lời bàn kèm theo, được công bố trong khi Giáo hoàng đang nghỉ mát trong vùng núi Dolomite, Vatican đã lập lại quan điểm này.

Đó là “Chúa Ki-tô đã lập trên qủa đất này chỉ một giáo hội mà thôi”. Những hội thánh khác “không thể được gọi là ‘giáo hội’ theo đúng nghĩa” vì các hội thánh không có truyền thống giáo hoàng truyền ngôi - một khả năng giúp lần ngược lại dấu tích các giám mục củ để tìm lên đến tông đồ nguyên thủy của Chúa Ki-tô.

Giáo sĩ Sara MacVane của Trung tâm Anh giáo tại La-mã nói là không có gì mới trong tài liệu này.

Bà nói thêm: “Tôi không biết lần nầy thì điều gì đã là động lực của chuyện công bố tài liệu nầy. Nhưng điều quan trọng là luôn luôn tỏ rõ có một quan điểm chính thức và bên cạnh đó là một khối tình thân hữu và giao hảo và phụng sự chung với nhau giữa các tầng lớp tín hữu, nhất là giữa Anh giáo và Công giáo và giữa Công giáo và các nhóm khác.”

Tài liệu này cũng nói giáo hội Chính thống là “giáo hội” vì có truyền thống truyền ngôi và có “nhiều yếu tố thánh hóa và chân lý”. Nhưng giáo hội này lại có khuyết điểm vì không công nhận vị thế thượng tôn của giáo hoàng – theo tài liệu này thì đây là một khuyết điểm, một “vết thương” làm đau giáo hội này.

Cũng theo tài liệu này, “Điều này dĩ nhiên là không thích hợp với chủ nghĩa thượng tôn, mà theo tín điều của đạo Công giáo, là ‘một nguyên tắc nội quy’ của chính sự hiện hữu của giáo hội.”

Tuy tài liệu này mang một giọng điệu gay gắt, nhưng vẫn nhấn mạnh là Giáo hoàng Bênêđích luôn luôn sẵn sàng đối thoại bất cứ đâu.

Theo tài liệu này: “Tuy vậy để cho đối thoại được hữu ích, các thành phần đối tác chẳng những phải mở rộng đầu óc mà còn phải trung thực với đạo Công giáo.”

Hồng y người Mỹ William Levada, Giám quản của Công đồng Tín lý, đã ký tên và Giáo hoàng Bênêđích đã chuẩn y tài liệu này vào ngày 29 tháng 6 (năm 2007) là ngày lễ thánh Peter và thánh Paul - một ngày đại lễ của người theo Công giáo trên toàn cầu.

Không có chỉ dấu nào cho thấy tại sao giáo hoàng lại thấy cần phải công bố một tài liệu mà từ năm 2000, văn bản (“Dominus Iesus”) đã tổng kết những nguyên tắc tương tự. Một số nhà phân tích cho đây là một vấn đề chính trị trong nội bộ của giáo hội. Một số khác thì nghĩ một cách đơn giản rằng đây là dấu hiệu của giáo hoàng sử dụng chức quyền của ông để nhấn mạnh những chủ nghĩa giáo điều mà ông cho là quan trọng kể từ khi ông còn làm Quản giáo của Cộng đồng Tín lý.

Pope : Other Christians Not True Churches

AP, via Tuscaloosanews.com, USA - July 10, 2007
Nicole Winfield www.tuscaloosanews.com

LORENZAGO DI CADORE, Italy - Pope Benedict XVI has reasserted the universal primacy of the Roman Catholic Church, approving a document released Tuesday that says Orthodox churches were defective and that other Christian denominations were not true churches.

Benedict approved a document from his old offices at the Congregation for the Doctrine of the Faith that restates church teaching on relations with other Christians. It was the second time in a week the pope has corrected what he says are erroneous interpretations of the Second Vatican Council, the 1962-65 meetings that modernized the church.

On Saturday, Benedict revisited another key aspect of Vatican II by reviving the old Latin Mass. Traditional Catholics cheered the move, but more liberal ones called it a step back from Vatican II.

Benedict, who attended Vatican II as a young theologian, has long complained about what he considers the erroneous interpretation of the council by liberals, saying it was not a break from the past but rather a renewal of church tradition.

In the latest document - formulated as five questions and answers - the Vatican seeks to set the record straight on Vatican II’s ecumenical intent, saying some contemporary theological interpretation had been “erroneous or ambiguous” and had prompted confusion and doubt.

It restates key sections of a 2000 document the pope wrote when he was prefect of the congregation, “Dominus Iesus,” which set off a firestorm of criticism among Protestant and other Christian denominations because it said they were not true churches but merely ecclesial communities and therefore did not have the “means of salvation.”

In the new document and an accompanying commentary, which were released as the pope vacations here in Italy’s Dolomite mountains, the Vatican repeated that position.

“Christ ‘established here on earth’ only one church,” the document said. The other communities “cannot be called ‘churches’ in the proper sense” because they do not have apostolic succession - the ability to trace their bishops back to Christ’s original apostles.

The Rev. Sara MacVane of the Anglican Centre in Rome, said there was nothing new in the document.

“I don’t know what motivated it at this time,” she said. “But it’s important always to point out that there’s the official position and there’s the huge amount of friendship and fellowship and worshipping together that goes on at all levels, certainly between Anglican and Catholics and all the other groups and Catholics.”

The document said Orthodox churches were indeed “churches” because they have apostolic succession and that they enjoyed “many elements of sanctification and of truth.” But it said they lack something because they do not recognize the primacy of the pope - a defect, or a “wound” that harmed them, it said.

“This is obviously not compatible with the doctrine of primacy which, according to the Catholic faith, is an ‘internal constitutive principle’ of the very existence of a particular church,” the commentary said.

Despite the harsh tone of the document, it stresses that Benedict remains committed to ecumenical dialogue.

“However, if such dialogue is to be truly constructive, it must involve not just the mutual openness of the participants but also fidelity to the identity of the Catholic faith,” the commentary said.

The document, signed by the congregation prefect, U.S. Cardinal William Levada, was approved by Benedict on June 29, the feast of Sts. Peter and Paul - a major ecumenical feast day.

There was no indication about why the pope felt it necessary to release the document, particularly since his 2000 document summed up the same principles. Some analysts suggested it could be a question of internal church politics, or that it could simply be an indication of Benedict using his office as pope to again stress key doctrinal issues from his time at the congregation.
http://www.religionnewsblog.com/18698/catholic-church-2





Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=1369

No comments:

Post a Comment