Thursday, November 26, 2009

Nguyên lãnh đạo Giáo hội Công giáo tại thành phố Milwaukee thú nhận đồng tính luyến ái

Nguyên lãnh đạo Giáo hội Công giáo tại thành phố Milwaukee thú nhận đồng tính luyến ái
Rachel Zoll / AP
đăng ngày 13/05/2009


New York – Trong một hồi ký sắp phát hành về những thập niên phục vụ Giáo hội, một Tổng Giám mục Công giáo La Mã, vốn đã từ chức vào năm 2002 vì một vụ xì-căng-đan tình dục và tài chánh liên hệ đến một người đàn ông, đã mô tả ông đã phải chiến đấu như thế nào khi mình là người đồng tính luyến ái.

Trong một cuộc phỏng vấn, Tổng Giám mục Rembert Weakland, cựu lãnh đạo giáo phận Milwaukee [tiểu bang Wisconsin], đã nói rằng sở dĩ ông viết về sở thích tình dục của ông vì ông muốn ngay thẳng chuyện “sở thích nầy đã khởi sinh như thế nào, ông đã tìm cách loại bỏ nó như thế nào, và nó lại trồi dậy như thế nào”.

Với tựa đề là “Một Người hành hương trong một Giáo hội hành hương: Hồi ký của một Tổng Giám mục Công giáo”, cuốn sách sẽ được phát hành vào tháng Sáu [năm 2009].

Ông Weakland tuyên bố với Thông tấn xã Associated Press rằng “Tôi rất cẩn thận và rất quan tâm để cuốn sách đừng trở thành một loại chuyện của Jerry Springer [Người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ vế các xì-căng-đan tình dục], chỉ để thỏa mãn tò mò nhục dục của con người hay những loại như thế. Nhưng đồng thời, tôi sẽ cố gắng lương thiện trong khả thể của mình”.

Tổng Giám mục Weakland đã từ nhiệm ngay sau khi ông Paul Marcoux, một cựu sinh viên Thần học của Đại học Marquette University, tiết lộ vào tháng 5 năm 2002 rằng ông đã được trả 450.000 Mỹ kim để dàn xếp một vụ án về hành hung tình dục mà ông tố cáo Tổng Giám mục vào hai thập niên trước đây. Số tiền nầy là của Giáo phận Milwaukee.

Ông Marcoux đã công khai hóa vụ việc giữa lúc nổi tức giận về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của hàng giáo phẩm lên đến cao điểm, và khi mà tín đồ Công giáo và các thành phần dân chúng khác đòi hỏi các giáo khu phải tiết lộ cho biết hàng giáo phẩm đã quấy nhiễu [tình dục] nhiều như thế nào và đã tốn bao nhiêu tiền để bí mật dàn xếp các vụ tố cáo.


Tổng Giám mục Weakland đã phủ nhận rằng ông chưa bao giờ hành hung ai cả. Tuy nhiên, ông đã xin lổi vì đã giấu kín chuyện trả tiền dàn xếp. Tòa thánh Vatican nói rằng người đàn ông nào mà bị quyến rũ “một cách thâm căn cố đế” với người đàn ông khác thì sẽ không nên được thụ phong giáo phẩm.


Trong một lá thư [gửi cho ông Malcoux] mà nhật báo Sentinel kiếm được, Tổng Giám mục Weakland viết rằng ông đang trong tình trạng rối loạn tình cảm vì ông Marcoux và ông đã “trở lại với sự quan trọng của đời sống độc thân”. Tổng Giám mục kết thư bằng cụm từ “Tôi yêu em”.


Những phát hiện nầy đã làm rung chuyển Giáo phận Milwaukee là địa phận mà Tổng Giám mục Weakland lãnh đạo từ năm 1977. Ông là ng ười anh hùng của những người Công giáo tiến bộ toàn quốc nhờ những hoạt động trong lãnh vực công bằng xã hội và các lãnh vực khác.

Vị Tổng Giám mục, năm nay đã 82 tuổi, nói rằng ông cảm nhận một cách nghiêm túc được niềm đau khổ mà Giáo phận sẽ nhận chịu khi khơi lại mối quan tâm về vụ xì-căng-đan, và ông định đợi “cho đến khi tôi qua đời” rồi mới phát hành sách. Tuy nhiên, ông quyết định cứ tiến hành dự án in sách nầy.

Ông nói rằng “Tôi cảm thấy rằng người nào đã thương tôi như một vị giám mục, khi đọc cuốn sách nầy, sẽ tiếp tục thương tôi. Còn người nào cảm thấy khó khăn, tôi hy vọng rằng cuốn sách sẽ giúp họ được tí nào”


Như là một chỉ dấu về những xúc động sâu sắc quanh chuyện ông Weakland và sự ra đi của ông, Giáo phận Milwaukee đã phổ biến một thông cáo báo động cho tín đồ Công giáo địa phương biết rằng cuốn sách sắp được phát hành.


Giáo phận cho biết “Có người sẽ nỗi giận nhưng có người khác sẽ ủng hộ cuốn sách”


Ông Weakland cũng viết về những thất bại của ông khi tìm cách chấm dứt các Linh mục lạm dụng tình dục. Trong một lời khai có quay video vào tháng 11 năm 2008, ông thú nhận đã gửi trả các Linh mục phạm tội về với các giáo khu mà không báo động cho bổn đạo và cảnh sát địa phương biết.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Weakland nói rằng “Bất kỳ một lời cung nào cũng chỉ mới là một phần của toàn cảnh, và toàn cảnh đó chưa được vẻ xong. Và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng câu nào mà họ muốn trong toàn cảnh đó”.

“Tôi cố gắng giải quyết vụ nầy, hy vọng giải quyết một cách lương thiện, bằng cách công nhận tôi đã yếu đuối không phát hiện được các yếu kém sớm hơn, nhưng đồng thời cũng đã làm hết sức mình để đối trị chúng”.


Những nhà đấu tranh cho các nạn nhân của hành động lạm dụng nói rằng sự cố Tổng Giám mục Weakland tìm cách che giấu hoạt động tình dục của mình là một phần của khuôn mẫu bí mật mà trong đó củng che dấu hành xử tội phạm của những kẻ quấy nhiểu tình dục trẻ con.


Tổng Giám mục Weakland là một tu sĩ dòng Bê-nê-đít, đã từng làm việc tại La Mã với tư cách lãnh đạo của Công đoàn Bê-nê-đít Quốc tế, và ông cũng đã từng là thành viên của một ủy ban tế tự trong Cộng đồng Vatican II, vốn ban hành những cải cách trong thập niên 1960’ nhằm hiện đại hóa giáo hội.


Trong hồi ký của mình, Tổng Giám mục cho biết ông đã không chuẩn bị cho tình trạng “cô đơn như thế nào” khi trở thành giám mục, và tìm được “hồi báo và ủng hộ mà chúng ta cần” thì khó khăn như thế nào.


Từ lâu, tín đồ Công giáo Mỹ đã tranh luận việc có phải đi tu Linh mục thì đã trở thành một nghề chủ yếu đồng tính luyến ái không. Theo nghiên cứu về đế tài nầy của Cha Donald Cozzens, tác giả cuốn “Khuôn mặt đang thay đổi của đời sống Linh mục” thì những ước lượng cho biết con số [Linh mục đồng tính luyến ái] thay đổi từ 25% đến 50%.

Tổng Giám mục Weakland nói rằng người Thiên Chúa giáo cần đề cập đến tình trạng đồng tính luyến ái trong giới Linh mục một cách thông thoáng hơn, đừng “kích động” như thường xảy ra trong cuộc tranh luận hiện nay.

Tổng Giám mục Weakland hiện sống trong một khu những người về hưu gần Giáo phận Milwaukee và dự tính mùa hè nầy sẽ dọn đến tu viện St-Mary ở Morristown, tiểu bang New Jersey. Ông nói ông không cảm thấy cay đắng về chuyện cái xì-căng-đan nầy đã che mờ hàng thập niên ông đã cống hiến cho Giáo hội.



Ông nói rằng “Tôi từ chối không để cho tôi trở thành một nạn nhân và trở nên giận dữ. Tôi muốn chịu trách nhiệm nhưng tôi cũng muốn tiếp tục sống đời mình”



Former Catholic head of Milwaukee admits he's gay

By RACHEL ZOLL, AP Religion Writer – May 12, 2009


NEW YORK – A Roman Catholic archbishop who resigned in 2002 over a sex and financial scandal involving a man describes his struggles with being gay in an upcoming memoir about his decades serving the church.


Archbishop Rembert Weakland, former head of the Milwaukee archdiocese, said in an interview Monday that he wrote about his sexual orientation because he wanted to be candid about "how this came to life in my own self, how I suppressed it, how it resurrected again."


Called "A Pilgrim in a Pilgrim Church: Memoirs of a Catholic Archbishop," the book is set to be released in June.


"I was very careful and concerned that the book not become a Jerry Springer, to satisfy people's prurient curiosity or anything of this sort," Weakland told The Associated Press. "At the same time, I tried to be as honest as I can."


Weakland stepped down soon after Paul Marcoux, a former Marquette University theology student, revealed in May 2002 that he was paid $450,000 to settle a sexual assault claim he made against the archbishop more than two decades earlier. The money came from the archdiocese.


Marcoux went public at the height of anger over the clergy sex abuse crisis, when Catholics and others were demanding that dioceses reveal the extent of molestation by clergy and how much had been confidentially spent to settle claims.


Weakland denied ever assaulting anyone. He apologized for concealing the payment. The Vatican says that men with "deep-seated" attraction to other men should not be ordained.
In an August 1980 letter that was obtained by the Milwaukee Journal-Sentinel, Weakland said he was in emotional turmoil over Marcoux and that he had "come back to the importance of celibacy in my life." He signed the letter, "I love you."

The revelations rocked the Milwaukee archdiocese, which Weakland had led since 1977. He was a hero for liberal Catholics nationwide because of his work on social justice and other issues.

The archbishop, now 82, said he seriously considered the potential pain for the archdiocese of renewing attention to the scandal and thought about waiting "until I was dead" to have it published. But he decided to move ahead with the project.

"What I felt was that people who loved me as bishop here, when they read the book will continue to love me. The people who found it difficult, I hope will be helped a little bit by the book," he said.


In a sign of the deep emotions still surrounding Weakland and his departure, the Archdiocese of Milwaukee has released a public statement alerting local Catholics to the upcoming book.
"Some people will be angry about the book, others will support it," the archdiocese said.

Weakland also writes about his failures to stop sexually abusive priests. In a videotaped deposition released last November, Weakland admitted returning guilty priests to active ministry without alerting parishioners or police.


"Any deposition is just a part of a whole picture and that picture has not been painted yet. And anybody can take out of that any sentence they want," Weakland said in the interview.


"I try to deal with this, I hope in an honest way, admitting my weaknesses in not being able to see this earlier, but at the same time doing what I could confront it."


Advocates for abuse victims said that Weakland's cover-up of his own sexual activity was part of a pattern of secrecy that included concealing the criminal behavior of child molesters.
Weakland, a Benedictine monk, served in Rome as leader of the International Benedictine Confederation and also worked on a liturgy commission for the Second Vatican Council, which made reforms in the 1960s meant to modernize the church. Weakland said he wrote in the memoir that he was unprepared for "how lonely it is" to be a bishop and how difficult it can be to get the "feedback and support you need."

U.S. Catholics have long debated whether the priesthood had become a predominantly gay vocation. Estimates vary from 25 percent to 50 percent, according to a review of research on the issue by the Rev. Donald Cozzens, author of "The Changing Face of the Priesthood."


Weakland said Christians needed to speak more openly about gays in the priesthood without the "hysteria" that often characterizes the debate.


The archbishop has been living in a retirement community near the Milwaukee archdiocese and plans to move to St. Mary's Abbey in Morristown, N.J., this summer. He said he was not bitter about how the scandal had eclipsed his decades of work in the church.


"I refused to let myself become a victim and refused to let myself become angry," he said. "I want to take responsibility but I want to move on."


[Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090512/ap_on_re/us_rel_gay_archbishop - 5/2009]
Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=3771

No comments:

Post a Comment